Xử lý bùn thải nguy hại như thế nào là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm nhất hiện nay. Trước khi đến với những phương pháp xử lý bùn thải gây hại, chúng ta hãy tìm hiểu khái quát về bùn thải nguy hại ngay sau đây.
Bùn thải nguy hại là loại chất thải được sinh ra sau quá trình xử lý nước thải của các ngành sản xuất, dịch vụ, kinh doanh,... Chúng tồn tại dưới thể lỏng và trong loại bùn này có chứa các thành phần độc hại vượt ngưỡng cho phép có thể gây nên tác động xấu đến môi trường chúng ta, đồng thời đe dọa sức khỏe con người.
Cụ thể, trong loại bùn này sẽ chứa các kim loại nặng nguy hại như Cu, As, Ni, Zn, Cd, Fg, Se,....
>> Xem thêm: Công ty cung cấp vận chuyển bùn vi sinh Cà Mau Hưng Phát uy tín
Bùn thải nguy hại có 2 đặc điểm đặc trưng sau:
- Bùn thải chứa năng lượng lớn: Trong bùn thải có chứa nguồn năng lượng khá lớn gấp 10 lần so với nguồn năng lượng có thể xử lý nó. Bạn có thể cảm nhận rõ rệt năng lượng này thông qua việc sấy khô nước thải bùn, chúng sẽ có chứa năng lượng than non khoảng 7780 Btu/ pound. Vì thế, bạn có thể sử dụng nguồn năng lượng này để hồi năng lượng. Số năng lượng từ chất thải công nghiệp từ sinh hóa khối chất thải để thành năng lượng.
Bùn thải nguy hại gây hại cho môi trường
- Chúng có khả năng gây hại môi trường: Có thể nói bùn thải là tác nhân chính gây hại cho môi trường. Vì nếu như quy trình xử lý bùn thải nguy hại không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Từ đó, gây hại cho hệ sinh thái quanh ta và sức khỏe con người. Chính vì thế, phương pháp cũng như quy trình xử lý bùn thải là khâu quan trọng không thể thiếu.
Trong bùn thải có chứa nhiều vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh, chính vì thế bạn cần xử lý chúng trước khi giải phóng ra môi trường. Sau đây là các phương pháp xử lý bùn thải nguy hại hiệu quả nhất hiện nay đã được chúng tôi tổng hợp lại, bạn đọc có thể tham khảo qua:
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc vật lý để xử lý các tác nhân gây hại có trong bùn. Thông thường, người ta sẽ sử dụng phương pháp lọc vật lý, tác động nhiệt để làm giảm thiểu khối lượng và cách ly bùn thải với môi trường. Cụ thể cách thực hiện như sau:
Để giảm khối lượng bùn thải, người ta sẽ dùng bể nén bùn làm giảm lượng nước và cô đọng bùn thải. Bùn sẽ được cô đọng để làm tăng thành phần chất rắn, sau đó sẽ được đưa vào bể phơi khô để cho nước bay hơi.
Có một số nơi sẽ dùng máy ép bùn khung bản để lọc và loại bỏ nước, giữ lại các thành phần chất rắn có chứa tác nhân ô nhiễm. Sau đó, lượng chất rắn này sẽ được đến bộ phận ép khuôn. Thành phẩm bạn nhận được là bùn khô.
>> Xem thêm: Tìm hiểu bảng giá dịch vụ hút bùn vi sinh tiết kiệm nhất
Tuy nhiên, trong bùn khô vẫn còn ẩn chứa các thành phẩn nguy hại nên bạn vẫn phải tiếp tục xử lý chúng. Thông thường, người ta sẽ dùng nhiệt để nung toàn phần hoặc bộ phận, sau đó đóng gói để chôn cách ly. Đây cũng là biện pháp xử lý được áp dụng nhiều nhất ở nước ta.
Xử lý bùn thải nguy hại bằng phương pháp vật lý
Ưu điểm của biện pháp này dễ thực hiện và tiết kiệm tối đa chi phí. Nhược điểm lớn nhất của chúng là gây ảnh hưởng đến môi trường bởi quá trình nung cháy bùn sẽ sinh ra tro bụi, N2 và khí CO2. Đồng thời, phương pháp chôn cách ly cũng tốn diện tích bề mặt và có nguy cơ ô nhiễm đất nếu thực hiện sai quy trình hoặc không đúng kỹ thuật.
Bùn thải sẽ được xử lý bằng vi sinh sinh học yếm khí và hiếu khí cùng các loại hóa chất khác để loại bỏ các thành phần gây hại. Trước hết, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng để phục vụ cho quá trình thu gom và xử lý bùn. Cách thực hiện như sau:
- Bể xử lý bùn thải bằng sinh học yếm khí hoặc hiếu khí sẽ chịu trách nhiệm phân hủy các chất hữu cơ bao gồm cả vi khuẩn có hại để làm giảm khối lượng bùn. Kết quả thu được từ quá trình này là bùn thải sinh học và một bộ phận bùn thải nguy hại có chứa kim loại nặng.
- Tiếp theo, bể xử lý hóa học sẽ tiếp nhận phần bùn thải còn chứa kim loại nặng từ bể xử lý vi sinh. Lúc này, người ta sẽ dùng các loại hóa chất phù hợp để trung hòa các kim loại nặng thành dưới dạng hợp chất hoặc ít nguy hại hơn. Sau cùng, chúng ta sẽ thu gom lại và tiến hành chôn cách ly chúng theo hình thức nung chát hoặc dải nền tùy thuộc theo thành phần và nồng độ chất nguy hại.
Phương pháp xử lý này ít được áp dụng bởi áp dụng công nghệ cao nên sẽ khá tốn kém và các công đoạn xử lý rắc rối hơn. Tuy nhiên, hiệu quả chúng mang đến từ khá tốt và ít ảnh hưởng tới môi trường chúng ta.
Để đạt hiệu quả xử lý bùn thải nguy hại, bạn cần tuân thủ theo một số quy định nhất định. Cụ thể, đầu tiên bạn cần tiến hành kiểm tra thành phần nguy hại của bùn, liệt kê các phương án xử lý phù hợp,.. Tất cả những điều này đã được quy định cụ thể trong Thông tư 36/2015/TT-BTNMT:
Các quy định quan trọng khi xử lý bùn thải nguy hại
- Nếu bùn thải có chứa hàm lượng chất nguy hại thấp hơn giới hạn được quy định tại QCVN 50:2013/BTNMT thì loại bùn thải này có thể được xử lý theo hình thức san lấp, chôn cách ly hoặc tái sử dụng.
- Nếu như bùn thải có hàm lượng chất nguy hại lớn hơn hoặc bằng với mức cho phép được quy định tại QCVN 50:2013/BTNMT thì đây chính là loại bùn thải nguy hại nghiêm trọng cần phải được thu gom và xử lý đúng cách. Bạn cần dựa vào thành phần của chất nguy hại để đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất. Đồng thời, quá trình thu gom và xử lý bùn cũng cần phải có sự cho phép của cơ quan chức năng cùng các đơn vị có chuyên môn, quyền hạn trong lĩnh vực này.
Kết luận
Nhìn chung, chúng ta có 2 phương pháp xử lý bùn thải nguy hại chính là sinh hóa và vật lý. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu - nhược điểm riêng biệt. Tùy vào thành phần nguy hại trong mỗi loại bùn thải cũng như ngân sách, điều kiện,.. mà bạn sẽ chọn lựa phương án xử lý phù hợp.
Tuy nhiên, dù là chọn cách thức nào thì bạn cũng cần tuân theo quy định trong thông tư 36 của BTNMT và thực hiện theo đúng quy trình cùng tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn, hiệu quả cao nhất.
Bài viết trên cũng đã chia sẻ đến bạn đọc cụ thể 2 phương pháp xử lý bùn thải nguy hại phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng đây cũng là những thông tin hữu ích mà bạn đọc đang tìm kiếm và chúc quý bạn đọc sẽ áp dụng thành công!