Phương pháp xử lý bùn thải bia hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Ngành công nghiệp nói chung và ngành sản xuất nước giải khát bia, rượu nói riêng đang rất phát triển tại Việt Nam. Trong đó, hoạt động sản xuất bia sử dụng một lượng lớn nước sạch, tuy nhiên sau khi cho ra sản phẩm cuối cùng là bia thì có đến 70% lượng nước thải ra môi trường, gây hao phí rất lớn. Lượng nước thải tại các nhà máy được hệ thống xử lý lắng đọng bên trong các bể chứa, hình thành nên hợp chất được gọi là bùn thải bia. Xử lý bùn thải bia là một vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay, cũng như phải có các phương pháp hiệu quả để giảm thiểu tối đa lượng hao phí, tránh gây ô nhiễm. Cùng tìm hiểu một số thông tin quan trọng về bùn thải bia trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân hình thành bùn thải bia là gì?

Trong hoạt động sản xuất bia, ngoài các nguyên liệu thông thường như lúa mạch, men bia… thì nước được xem là thành phần chủ yếu của quá trình này. Tuy nhiên, lượng nước đưa vào để sản xuất bia, khi cho ra thành phẩm chỉ chiếm 30% lượng nước đưa vào sản xuất. Vì vậy, đây là một ngành công nghiệp sản xuất tiêu hao rất nhiều lượng nước sạch.

Hệ thống của các nhà máy sản xuất bia được xây dựng rất nhiều bể chứa để lắng đọng nước thải. Cuối cùng, sản phẩm chính của quá trình lắng là hợp chất bùn thải bia, có thành phần chứa nhiều vi sinh vật, chất dinh dưỡng có lợi.

Nguyên nhân hình thành bùn thải bia
Nguyên nhân hình thành bùn thải bia

Theo các số liệu ước tính cho thấy, thành phần của bùn thải bia chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích cho ngành nông nghiệp và một số nguyên tố có thể tái sử dụng cho ngành xây dựng. Nhưng đồng thời, các phân tích đo lường cũng nhận định lượng bùn thải được lắng đọng từ bể chứa chỉ chiếm 10% tổng thể tích nước thải của hoạt động sản xuất bia. Vì vậy, để tối đa hóa giá trị của loại bùn thải này, cần có phương pháp quản lý và xử lý hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí.

>> Xem ngay: Công ty cung cấp vận chuyển bùn vi sinh Bến Tre Hưng Phát uy tín

Đặc điểm thành phần hóa học của bùn thải bia

Là một trong những loại bùn thải có giá trị cao tại Việt Nam, do đó đặc điểm thành phần hóa học của bùn thải bia tương đối đa dạng, gồm nhiều nguyên tố trung vi lượng khác nhau:

Đặc điểm thành phần hóa học của bùn thải bia
Đặc điểm thành phần hóa học của bùn thải bia

Thành phần nguyên tố hữu cơ

Tổng quan cấu tạo của bùn thải bia, ở trạng thái rắn tự nhiên, kết cấu bên trong bùn khá xốp, chứa nhiều nước và không khí, nồng độ pH dao động trong khoảng từ 6,6 - 6,8 thuận lợi cho hoạt động xử lý và tái chế bùn thải bia thành phân bón hữu cơ giàu giá trị dinh dưỡng.

Đặc tính dinh dưỡng khá cao, chứa nhiều nguyên tố có lợi cho thực vật hấp thu và sinh trưởng. Trong thành phần hóa học của bùn thải bia có chứa một lượng lớn nguyên tố đạm, giá trị dao động trong khoảng từ 1,81 - 2,39% được đánh giá là giàu đạm. Hàm lượng lân trong bùn cũng ở mức dồi giàu với giá trị đạt khoảng từ 3,31 - 4,95%; lượng kali được xác định ở mức trung bình dao động trong khoảng 0,18 - 0,20%. Đặc biệt, nguyên tố cacbon được tìm thấy khá nhiều trong thành phần hóa học của bùn thải bia với số lượng từ 21,53 - 31,75%.

Nguyên tố vi lượng dồi giàu

Bùn thải bia giàu nguyên tố vi lượng với tổng hàm lượng Mn có giá trị dao động từ 359 - 436 mg/kg. Các nguyên tố như kẽm, đồng, sắt… cũng có hàm lượng khá cao trong thành phần của bùn thải bia. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, cần đặc biệt lưu ý đối với những trường hợp có hàm lượng các nguyên tố vi lượng sắt và kẽm cao trong bùn thải bia, vì chúng có thể gây ra hiện tượng ngộ độc đất.

Ngoài ra, thành phần kim loại nặng có trong bùn thải bia đều có mức giá trị dưới ngưỡng nguy hại theo quy chuẩn. Trong đó, giá trị hàm lượng của nguyên tố chì là 0,25 - 0,55 mg/kg, thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng quy định là 300 mg/kg. Hàm lượng Cd trong bùn duy trì ở mức khá thấp, chỉ khoảng từ 0,11 - 0,55 mg/kg.

Vi sinh vật có khả năng gây bệnh trong bùn thải bia

Là hợp chất giàu dinh dưỡng, bùn thải bia cũng trở thành môi trường sinh sống lý tưởng cho nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Theo số phân tích cho thấy, các vi sinh vật phổ biến như E.coli và Coliform đều có mật độ giảm dần theo thời gian khi phơi bùn thải bia ngoài không khí. Tuy nhiên, nhìn chung các giá trị về vi sinh vật gây bệnh có trong thành phần của bùn thải bia đều ở mức thấp, dưới ngưỡng nguy hại.

Ngoài ra, sau khi phân tích các mẫu thử xác định không phát hiện sự hiện diện của vi sinh vật Salmonella trong bùn thải bia.

Phương pháp xử lý bùn thải bia hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Được đánh giá khá cao về giá trị dinh dưỡng, các phương pháp xử lý bùn thải bia đều hướng đến mục tiêu tái chế hợp chất bùn thành các nguyên liệu có ích cho hoạt động nông nghiệp trồng trọt, chế tạo vật liệu mới cho ngành xây dựng.

Sản xuất phân bón từ bùn thải bia

Là một hợp chất bùn thải giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều nguyên tố vi lượng có ích cho thực vật, bùn thải bia là một nguồn nguyên liệu giá trị để sản xuất phân bón hữu cơ.

Sản xuất phân bón từ bùn thải bia
Sản xuất phân bón từ bùn thải bia

Bùn thải bia sau khi được lắng đọng trong bể lọc của hệ thống xử lý nước, sẽ được đưa vào nhà máy tái chế, tiến hành tách bỏ các kim loại nặng có hại, xử lý và nuôi cấy vi sinh vật theo đúng nồng độ và yêu cầu kỹ thuật của các chuyên gia. Phân bón hữu cơ làm từ bùn thải bia sẽ được kiểm tra định tính nhiều lần, đảm bảo trong thành phần không chứa kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh.

Bùn thải bia được xử lý làm thuốc trừ sâu sinh học

Chủng Bacillus thuringiensis có trong thành phần của thuốc trừ sâu sinh học là một yếu tố có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ức chế sự sinh trưởng của các loài côn trùng có hại. Tuy nhiên, khả năng diệt trừ côn trùng bệnh hại của thuốc trừ sâu sinh học BT phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó chúng sinh vật Bacillus thuringiensis và các chỉ số vô sinh như thành phần, điều kiện của môi trường tự nhiên… 

Bùn thải bia được xử lý làm thuốc trừ sâu sinh học
Bùn thải bia được xử lý làm thuốc trừ sâu sinh học

Chi phí để xây dựng môi trường nuôi cấy và sản xuất thuốc trừ sâu sinh học chủng Bacillus thuringiensis khá cao, chiếm đến 35 - 60% tổng chi phí. Vì vậy, để có thể sản xuất số lượng lớn thuốc trừ sâu BT, cần tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế hiệu quả. Bùn thải bia được đánh giá là một nguyên liệu thay thế hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

Thuốc trừ sâu sinh học làm từ bùn thải bia được sử dụng trong hoạt động canh tác cây nông nghiệp và trồng rừng.

>> Xem ngay: Dịch vụ cung cấp vận chuyển bùn vi sinh Bạc Liêu Hưng Phát giá rẻ

Sử dụng bùn thải bia để sản xuất nguyên liệu cho ngành xây dựng

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và tái sử dụng bùn thải bia trong các hoạt động xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường và hạn chế tình trạng hao phí bùn sinh học.

Sử dụng bùn thải bia để sản xuất nguyên liệu cho ngành xây dựng
Sử dụng bùn thải bia để sản xuất nguyên liệu cho ngành xây dựng

Bùn thải bia được ứng dụng trong ngành xây dựng bằng cách trộn bùn thải, đá, xi măng, cùng với một số hợp chất phụ gia chuyên dụng để tạo thành vữa bê tông. Cách làm này mang lại hiệu quả khá cao, góp phần tiết kiệm chi phí cho quá trình xây dựng, hạn chế ô nhiễm môi trường, vữa bê tông trộn bằng bùn thải bia có tính chất hoàn toàn giống với vữa bê tông truyền thống.

Hy vọng, thông qua những thông tin bài viết chia sẻ bạn có thể giúp bạn hiểu hơn về quá trình xử lý bùn thải bia.

Bấm vào đây nhận mã khuyến mãi để được giảm giá đơn hàng thông cống, rút hầm cầu
0933450825 Gửi yêu cầu

Bài viết khác

Yêu cầu tư vấn

GỌI NGAY: 02866.599.805 - 0933.450.825

Timeout !Get new captcha