Bùn thải như thế nào sẽ được đánh giá không nguy hại? Loại bùn này hiện nay được chia thành bao nhiêu loại? Chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu chi tiết về bùn thải không nguy hại cùng những thông tin hữu ích xoay quanh loại bùn thải.
Bùn thải không nguy hại là sản phẩm của quá trình xử lý nước thải. Chúng thường xuất hiện nhiều ở trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ở những khu công nghiệp. Dù bùn không nguy hại không chứa các thành phần gây hại nguy hiểm nhưng chúng vẫn gây những tác động xấu cho sức khỏe và môi trường sống.
Điển hình với môi trường sông ngòi, nếu loại bùn này lắng động trong sông nước một thời gian dài sẽ làm phát sinh các loại động vật gây hại, làm tắc nghẽn nguồn nước và thậm chí có thể tiêu hủy nhiều loại sinh vật trong nước.
Còn đối với sức khỏe con người, các vi sinh vật nguy hại hình thành có thể gây ra những bệnh về da, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ và người lớn.
>> Xem thêm: Cung cấp bùn vi sinh giá rẻ tại TPHCM
Chất thải công nghiệp nguy hại được phân làm 4 loại dựa theo độc tố, tính ăn mòn, tính phản ứng và tính cháy. Chất thải công nghiệp không nguy hại cũng được thành 4 loại tương tự, nhưng chúng sẽ căn cứ vào hợp chất và thành phần tạo ra chúng. Cụ thể, chúng ta có 4 nhóm bùn thải không nguy hại sau:
Phân loại bùn thải không nguy hại
- Loại 1: Chất thải công nghiệp không nguy hại có thành phần từ các chất hữu cơ như gạch, thủy tinh, bùn, đá,...
- Loại 2: Bùn không nguy hại có chứa kim loại không nguy hại
- Loại 3: Bùn không nguy hại có chứa các chất vô cơ khó phân hủy như nhựa, giấy, keo dán,....
- Loại 4: Các chất thải công nghiệp không nguy hại trong thành phần có chứa các kim loại nặng nhưng không lẫn tạp chất như cao su, tro, mùn,...
Sau đây là các nganh thường xuyên phát sinh bùn thải không nguy hại:
- Hệ thống xử lý nước thải sản xuất nhôm, thép, dệt nhuộm, xi mạ, giấy,...
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trong các tòa nhà chung cư và trung tâm thương mại.
- Các ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm như nước ngọt, sữa, nước uống, bia, bánh kẹo,...
- Hệ thống xử lý nước thải và bùn thải ở trong các nhà máy chăn nuôi và trang trại
Vậy có cần thu gom và xử lý bùn thải không nguy hại hay không? Như đã đề cập trong phần trên, dù bùn không nguy hại không gây độc nhưng vẫn có khả năng gây ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, chúng ta cần phải xử lý chúng chặt chẽ đúng quy trình để hạn chế tối đa tác động xấu đến với môi trường cũng như sức khỏe.
Hiện nay, có 2 hướng phổ biến nhất để xử lý loại bùn này, cụ thể:
- Xử lý bằng cách tái sử dụng: Các chất rắn này sẽ được sử dụng tái chế thành các loại sản phẩm mới hoặc thu hồi vật liệu.
- Xử lý bằng cách tái chế: Các loại bùn không nguy hại sẽ được thu gom và xử lý như các loại chất thải rắn thông thường. Cách tái chế như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào thành phần của bùn thải như là giấy, gạch, đá hay mùn, kim loại,..
Xử lý bùn thải không nguy hại đúng cách để hạn chế ô nhiễm
Việc lựa chọn phương pháp xử lý bùn thải đóng vai trò vô cùng quan trọng vì sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như giảm lượng tồn đọng chất thải phải xử lý. Bên cạnh đó, còn góp phần gia tăng giá trị thương hiệu, đóng góp sức mình vào công cuộc bảo vệ môi trường và chiếm được cảm tình từ phía khách hàng.
Đồng thời, quá trình xử lý bùn thải cũng cần tuân theo tiêu chuẩn QCVN của bộ Tài nguyên và Môi trường. Nếu như bạn không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này có thể phối hợp cùng có đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp xử lý hữu hiệu nhất.
>> Xem thêm: Công ty cung cấp vận chuyển bùn vi sinh Sóc Trăng Hưng Phát
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý bùn thải không nguy hại giúp ngăn ngừa ô nhiễm triệt để. Nhưng phổ biến nhất là phương pháp lọc tác chất rắn. Đây cũng là cách được rất nhiều công ty môi trường áp dụng để xử lý khối lượng bùn thải lớn vì chúng vừa đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cũng có một số đơn vị áp dụng phương pháp chôn lấp, hóa học, vật lý,.... để xử lý loại bùn này.
- Đối với bùn đất đã được xác định trong thành phần chủ yếu là đất và cát, không có các tạp chất ô nhiễm, mùi hôi hay tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm thì bạn có xử lý bằng cách bồi lấp cho đất trồn cây, san lấp tại các khu đất hoặc tận dụng là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng theo đúng quy định.
- Còn bùn thải sau khi xử lý nước cấp nếu được cơ quan chức năng xác định không có tạp chất ô nhiễm, mùi hôi và nguy cơ tiềm ẩn thì có thể xử lý tương tự như bùn đất.
- Loại bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải cần được xác định có chứa các thành phần nguy hại theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT không để từ đó chọn phương án xử lý phù hợp.
Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện, trang bị các thiết bị chuyên dụng và kỹ năng để xử lý bùn thải không nguy hại, chính vì thế, các doanh nghiệp thường nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị chuyên xử lý bùn thải. Mức giá thành thu gom và vận chuyển bùn thải cũng tương đối khá cao, giá sẽ có sự chênh lệch tùy vào từng khu vực nhưng không chênh quá nhiều.
Bảng giá thu gom và vận chuyển bùn thải không nguy hại
Tuy nhiên, bảng giá thu gom và vận chuyển bùn thải không nguy hại tương đối rẻ do chúng dễ xử lý hơn các loại bùn khác. Các dịch vụ thu gom và vận chuyển bùn không nguy hại được chia thành 2 loại và bảng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển của 2 chất này cũng có sự chênh lệch cụ thể:
- Bùn thải công nghiệp không nguy hại: Khối lượng >1500 kg/tháng là 2.500 đồng/kg và >3000 kg/ tháng là 2.000 đồng/ kg.
- Chất thải công nghiệp không nguy hại ở dạng rắn: Khối lượng >2.000 kg/tháng là 1.800 đồng/ kg
Đây chỉ là mức giá tham khảo vì nó sẽ còn phụ thuộc vào khu vực vận chuyển, thuế VAT cũng như đơn vị bạn chọn.
Kết luận
Nhìn chung, bùn thải không nguy hại không quá nguy hiểm nhưng chúng vẫn gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe. Chính vì thế, chúng ta phải có những phương án và quy trình xử lý đúng chuẩn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Qua những chia sẻ trên mong rằng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích xoay quanh vấn đề xử lý bùn thải không nguy hại cũng như nắm được những vấn đề quan trọng trước khi thu gom, vận chuyển loại bùn này.